|
Câu Hỏi 159: Bài giáo giới các Sa-di, Tu nữ xuất gia gieo duyên
Ngày 02 tháng 11 năm 2008 tại cốc Thiền Sư Dhammapàla, chùa Nguyên Thuỷ
Việt Nam
Thiền sư Dhammapàla :
Hôm nay có chín vị xuất gia, tôi xin có ít lời với quý vị. Đức Phật dạy rằng khi một người xuất gia tức là đã chọn con đường phạm hạnh. Đức Phật đã nói với một vị đó và sau khi nghe vị đó đã chứng đắc A-La-Hán. Tôi hy vọng rằng các vị sẽ chứng đắc A-La-hán sau khi nghe tôi nói câu nói này của Đức Phật. Tuy nhiên cho dù sau khi nghe xong câu kinh này của Đức Phật, quý vị chưa chứng đắc quả A-La-Hán tức thì nhưng nhờ nghe và hiểu được câu kinh này của Đức Phật quý vị có thể tăng thêm ba-la-mật của mình trong kiếp sống hiện tại này.
Tôi sẽ đọc cho quý vị nghe từng câu một trong lời kệ của Đức Phật. “Này Mogharaja, hãy nhìn thế giới như là KHÔNG. Vì Vậy hãy luôn chánh niệm tỉnh giác, ngươi có thể thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi ngay trong nháy mắt bằng cách từ bỏ bản ngã của chính mình. Nếu ai cũng nhìn thế giới như cách này, tử thần không bao giờ thấy thấy người cả.”
Câu kinh này rất ngắn gọn nhưng rất hiệu lực đã làm cho vị ấy chứng đắc quả A-La-Hán. Chúng ta cũng phải hiểu rõ tại sao chúng ta đã bị chết đi chết lại nhiều lần. Bởi vì chúng ta không nhìn thế giới này như một cảnh phù du hay thế giới là vô thường, khổ, vô ngã, thế giới là không. Chúng ta luôn cho rằng thế giới rất có ý nghĩa và rất tốt đẹp, thế giới có giá trị. Thực sự thế giới này tức là Không. Quý vị có hiểu chữ Không này như thế nào không?
Theo góc độ của thiền tuệ Vipassana, thế giới này chỉ có danh và sắc. Không riêng gì thân con người là danh và sắc mà tất cả thế giới này cũng chỉ là danh và sắc mà thôi, nhìn chung là ngũ uẩn . Sắc sanh và diệt rất nhanh, chỉ trong một giây năm ngàn tỷ lần sắc sanh và diệt. Cả danh và sắc trong một giây có thể sanh và diệt hàng ngàn tỷ lần. Nhìn ra thế giới chúng ta cho rằng nó là thường nhưng trong góc độ thiền tuệ thực tại thế giới đó chỉ là danh và sắc và nó sanh diệt rất nhanh trong từng khắc từng giây, thế giới là Không . Đối với ta, ta luôn nhìn thế giới là thường hằng và liên tục, vì vô minh chúng ta không thấy được sự sanh và diệt của danh và sắc trong từng sát-na, vì thế chúng ta luôn ảo tưởng thế giới này liên tục thường trụ, không bị tiêu diệt và tan hoại.
Đức Phật đã dạy cho vị khổ hạnh Mogharaja, thế giới này là vô thường, có cũng như không, luôn luôn thay đổi không ngừng, sanh rồi diệt liên tục như thế. Nếu chúng ta không hiểu ra điều này, chúng ta cũng thấy trong tầm mắt của mình thế giới là đẹp đẽ, liên tục, thường hằng, và không bao giờ tiêu hoại. Vì vậy chúng ta luôn ham muốn, hưởng thụ, ôm giữ, không muốn từ bỏ ngũ dục. Đức Phật dạy rằng thế giới này sanh và diệt và chúng ta phải từ bỏ nó vì nó vô thường, khổ vô ngã, mhư thế chúng ta ời tu tập thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi từ bỏ những ảo tưởng sai lầm cùa chúng ta về thế giới này. Đức Phật đã dạy vị khổ hạnh luôn tỉnh giác, luôn thấy được thế giới là Không, sự vật sanh và diệt, luôn thấy được sự thật của nó để từ bỏ. Tất cả những phiền não của chúng ta cũng đến từ sự chấp lầm, thấy lầm và nghĩ lầm với thế giới này là thường hằng, vì vậy mất đi sự cảnh giác, chánh niệm và không thấy được sự thật. Do đó nếu như chúng ta muốn thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, chúng ta phải từ bỏ sự chấp lầm của mình và thấy được sự thật là thế giới này là không thường hằng, luôn luôn sanh và diệt và mất đi không còn gì cả.
Quý vị hãy luôn quá tưởng đến sự bất tịnh trên tất cả 32 thân phần. Khi quý vị xuống tóc hãy nhìn tóc của mình bất tịnh, nó sẵn sàng rơi rụng và mình hãy từ bỏ nó như một phần rời ra của thân thể. Khi chúng ta quán tưởng sự bất tịnh mới thấy rằng thân thể chúng ta không đẹp đẽ, nó ghê tởm và chúng ta không ôm giữ nó vì một ngày nào đó nó cũng rời bỏ chúng ta mà đi. Vì thế trên cõi đời này tất cả đều bất tịnh và phiền não, ngũ dục cũng bất tịnh. Hãy luôn quán tưởng từ trong thân người chúng ta toàn bộ đều vô giá trị, tức là không có chút giá trị nào để chúng ta phải giữ lại nó mà phải từ bỏ nó càng sớm càng tốt. Khi xuống tóc tức là giấy phút quý vị cũng phải từ bỏ những thân phần, nó không thuộc về mình mà nó là Không, có nghĩa là nó không có giá trị thật sự như lời Đức Phật đã dạy. Và hãy luôn quán tưởng để thấy được sự bất tịnh và từ bỏ nó càng sớm càng tốt. tất cả thân phần của mình không có gì đẹp đẽ, không có giá trị gì để chúng ta giữ nó lại, phải luyến tiếc với nó mà phải sớm vứt bỏ nó đi để có thế giác ngộ, giải thoát từ giây phút này trở đi cho đến ngày nào chúng ta có thể chứng đắc trên con đường tu tập .
Cho dù quý vị đang trong thời kỳ xuân sắc, xinh tươi và cho dù tuổi chúng ta có trẻ đến mấy đi nữa, tất cả những điều trẻ và đẹp đó không thể mãi mãi ở với chúng ta cho đến lúc chết. Vì vậy có những người tốn rất nhiều thời gian để gìn giữ vẻ đẹp, tu dưỡng sửa sang sắc đẹp, trốn tránh sự già sự chết. Điều đó đã làm cho họ lãng phí thời gian chẳng khác nào như nước đổ vào cát. Chúng ta đã làm những chuyện vô ích để gìn giữ sắc đẹp và tuổi trẻ.Chúng ta không thể nào không già không chết, không bệnh, đó là sự thật chúng ta phải biết rất rõ. Một ngày nào đó bệnh tật, tuổi tác đến với chúng ta, hành hạ chúng ta, chúng ta có tránh khỏi hay không và chúng ta có phương pháp nào để gìn giữ cho mình luôn khoẻ mạnh mãi mãi hay không. Những điều đó nếu chúng ta cố gìn giữ thì chẳng khác nào như nước đổ vào cát. Những điều gì đến sẽ đến, tuổi già bệnh tật sẽ hạ gục chúng ta một ngày không xa, chúng ta phải hứng chịu tất cả những điều phiền não trên thế gian này.
Vì thế chúng ta hãy nhìn lại, nếu như tất cả những điều tôi vừa nói có tác dụng đối với quý vị như quý vị hãy còn luyến tiếc nắm giữ những tình cảm gia đình hay đối với những dục lạc, những hưởng thụ của thế gian chúng ta không bao giờ muốn bỏ lại đằng sau mà luôn muốn giữ gìn, nhưng tất cả đều là giả tạo bởi vì một ngày nào đó tất cả những điều đó sẽ rời bỏ chúng ta mà đi. Chúng ta dùng sức khoẻ, tuổi trẻ và thời gian không nhằm vào sự tu tập mà chỉ vào sự gìn giữ tài sản thì điều đó hoàn toàn vô nghĩa như nước đổ vào cát.
Vì vậy Đức Phật nhấn mạnh rất rõ rằng với tất cả những điều trên, “ Này Mogharaja hãy luôn tỉnh giác đừng làm những điều gì giống như nước đổ vào cát, chỉ hoang phí thời gian của ngươi mà thôi” Đức Phật dạy tiếp, “Ông có thể thoát khỏi tử thần một ngày rất nhanh, không xa nếu như biết từ bỏ bản ngã của mình, nhanh chóng bước ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.”
Ngày hôm nay chín người sẽ xuất gia, tức là quý vị sẽ bước vào con đường của những người tu tập giải thoát, mục đích tối thượng của việc xuất gia chính là gì? Đó là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, đó là lý do tại sao chúng ta trở thành những sa-di, những tu nữ . Chúng ta đừng bao giờ quên điều đó. Như lời Đức Phật dạy trong một câu kinh Pali, quý vị nên đọc câu kinh đó để hiểu rằng mục đích tối thượng của chúng ta trở thành một bậc xuất gia để thoát khỏi sanh tử luân hồi và được hưởng hương vị giải thoát tuyệt đối, chấm dứt mọi đau khổ. Ở đây quý vị xuất gia không phải vì thực phẩm, vì y áo, vì thuốc men, không vì sự kính trọng của người khác, không vì những lợi lạc vật chất khác mà tất cả vì lợi ích tối thượng nhất là giải thoát đau khổ, thoát khỏi sanh tử luân hồi như Đức Phật đã dạy.
Nếu như tất cả quý vị ngồi đây là những bậc sẽ xuất gia luôn luôn theo đuổi sát sao con đường dẫn đến niết-bàn thì tử thần sẽ không nhìn thấy mình. Một lần nữa tôi xin nhắc quý vị xuất gia ngày hôm nay với một mục đích duy nhất là đi trên con đường tu tập giải thoát niết-bàn, nhìn thế giới là Không, theo gương của nhà khổ hạnh Mogharaja mà đức Phật đã dạy và vị ấy đã chứng đắc. Đừng bao giờ quên và luôn chánh niệm tỉnh giác thế giới là Không. Với mục đích thoát khỏi sanh tử luân hồi không còn sầu bi khổ, ưu, não, không còn tái sanh. Tôi cầu chúc quý vị ngày hôm nay với sự từ bỏ xả ly tất cả những gì yêu quý của mình sau lưng, đi vào con đường phạm hạnh và sẽ chứng đắc quả niết-bàn một ngày không xa.
Tôi xin chấm dứt lời giáo giới tại đây.
Chuyển ngữ: Cô Viên Hương
Chuyển biên: Tu nữ Santacitta
Download cau hoi 159
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|